Cẩm nang bệnh sỏi mật

Tổng quan về bệnh sỏi mật

  19/05/2015  14:18
Sỏi mật là những cục u rắn, hình thành do các hóa chất trong dịch mật bị cứng lại, tạo thành một hay nhiều khối rắn. Sỏi mật thường hình thành trong túi mật hoặc ống mật.
Sỏi mật là gì?
tim-hieu-ve-benh-soi-mat
Sỏi mật là một dạng bệnh về tiêu hóa, sỏi mật là những cục u rắn, hình thành do các hóa chất trong dịch mật bị cứng lại, tạo thành một hay nhiều khối rắn có kích thước khác nhau. Sỏi mật có thể mất nhiều năm để phát triển, và khi sỏi mật lớn, nó có thể chặn đường mật, hoặc đi qua các ống dẫn mật và chặn tuyến tụy.
Các loại sỏi mật và nguyên nhân
Sỏi mật gồm 2 loại: sỏi mật cholesterol và sỏi sắc tố.
Sỏi mật cholesterol: là loại phổ biến hơn. Nguyên nhân của loại sỏi mật này là do có quá nhiều cholesterol trong mật của người bệnh.
Sỏi mật sắc tố: hình thành khi có quá nhiều bilirubin trong mật. Bilirubin là một sản phẩm chất thải do sự phân hủy của các tế bào máu đỏ. Những người bị rối loạn máu như thiếu máu hồng cầu hình liềm, có thể bị sỏi mật sắc tố.
Các triệu chứng của sỏi mật
tim-hieu-ve-benh-soi-mat-1
Hầu hết những người bị sỏi mật không có triệu chứng, do đó chúng ta không thể biết mình có mắc bệnh hay bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như đau dạ dày. Các triệu chứng thường xuất hiện khi một hay nhiều sỏi mật di chuyển ra ngoài túi mật vào ống mật, có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn, khiến người bệnh bị đau quặn.
Triệu chứng thường gặp của sỏi mật là:
– Đau quặn phía bên phải bụng, lan tới giữa lưng và xương bả vai. Cơn đau có thể kéo dài trong vài giờ.
– Cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, buồn nôn
– Sốt, run người, đổ mồ hôi
Những triệu chứng này không phải lúc nào cũng do sỏi mật gây ra, nhưng có thể liên quan tới những vấn đề sức khỏe bất thường, do đó bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra.
Điều trị sỏi mật
Nếu sỏi mật không gây ra triệu chứng, người bệnh có thể chỉ cần theo dõi mà không phải điều trị.
Trong trường hợp người bệnh có nhiều sỏi mật, gây ra các triệu chứng như vàng da, đau đớn thì cần điều trị ngay.
Đối với sỏi túi mật:
– Người bệnh được dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5mm, thời gian dùng kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.
– Tán sỏi bằng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất.
– Đối với sỏi to, gây đau nhiều hoặc gây viêm túi mật, bác sĩ thường chỉ định cắt túi mật bằng phẫu thuật nội soi.
– Nếu không thể phẫu thuật nội soi, hoặc người bệnh có viêm mủ túi mật, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt túi mật bằng mổ phanh.
Đối với sỏi trong gan và ống mật chủ:
– Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với sỏi ở ống mật chủ, sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp này giúp tránh được phẫu thuật.
– Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng, áp dụng với sỏi to.
– Phẫu thuật để lấy sỏi.
Để được tư vấn thêm về các bệnh gan mật các bạn nên đến các trung tâm y tế gần nhất hoặc Bệnh viện Hà Nội để được chăm sóc và điều trị một cách tốt nhất bạn nhé!.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

6 Kiểu viêm âm đạo thường gặp

Cẩm nang bệnh viêm loét dạ dày tá tràng