Cẩm Nang Về Bệnh Thoát Vị Đĩa Đệm

Kiến thức cơ bản cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm :

Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh xương khớp thường gặp ở những người lao động nặng. Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau đớn kinh khủng và nếu để lâu ngày, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sự vận động của người bệnh. Vậy, bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Tại sao lại xuất hiện căn bệnh này? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời qua những thông thông tin dưới đây nhé.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Cột sống của cơ thể chúng ta có 24 đốt sống cử động linh hoạt, kéo dài từ cổ đến thắt lưng. Nằm giữa khoang của những đốt sống này là các đĩa đệm có cấu trúc như những thớ sợi chắc chắn được xếp theo hình vòng tâm, bên trong có chứa nhân nhầy. Đĩa đệm có chức năng nâng đỡ, giúp cột sống thực hiện các động tác một cách linh hoạt và nhịp nhàng và giảm rung sóc cho cơ thể, bảo vệ cột sống khỏi những chấn thương.
Khi cột sống phải chịu lực tác động mạnh, bị chấn thương thì đĩa đệm cũng bị suy yếu và có thể bị rách, các nhân nhầy trong đĩa đệm sẽ thoát ra ngoài và có thể chui vào ống tủy sống hay chèn ép lên các rễ thần kinh gây ra những cơn đau kinh khủng và nếu kéo dài có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.
Những vị trí bệnh thoát vị đĩa đệm thường gặp :
Đĩa đệm thuộc cột sống nên thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra tại bất cứ vị trí nào của của cột sống. Tuy nhiên, hai vị trí thường gặp nhất là tại khu vực sống cổ và cột sống thắt lưng.

• Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ:

Khi thoát vị tại đốt sống cổ,, người bệnh thường có những triệu chứng đau dọc vùng cổ gáy lan sang vai và kéo dài xuống hai cánh tay, gây ra cảm giác tê bì, nhiều khi cả bàn tay còn bị mất cảm giác. Bên cạnh đó, người bệnh còn kèm theo những triệu chứng như hoa mắt chóng mặt, hốc mắt có cảm giác đau tức rất khó chịu và chạy lên trên đỉnh đầu.
• Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng:
Khi phát bệnh tại cột sống thắt lưng, những cơn đau lưng và đau liên sườn là điều không thể tránh khỏi. Nhiều khi cơn đau từ thắt lưng còn lan xuống mông và kéo dài đến chân gây đau rút và tê bì mỗi khi người bệnh vận động hoặc khiến người bệnh bất động.
Ngoài những triệu chứng điển hình của từng vị trí thoát vị, người bệnh còn có thể bị gặp phải những triệu chứng liên quan đến các cơ quan khác như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, bài tiết… gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Theo thống kê của bộ y tế, bệnh thoát vị đĩa đệm ở nước ta chiếm tỉ lệ khá cao, có đến 30% dân số mắc phải căn bệnh này và đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa khi thường gặp ở lứa tuổi từ 20-55 tuổi. Bên cạnh đó, nhiều người thường phát hiện bệnh quá chậm và chữa trị không đúng cách nên bệnh cứ tái phát nhiều lần và ngày càng nặng hơn, dẫn đến mất khả năng vận động. Do đó, người bệnh cần phải nhận biết sớm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm để có phương pháp chữa trị sớm và kịp thời, tránh để bệnh ngày càng nặng và gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm:

Bên cạnh những nguyên nhân gây nên tình trạng thoát vị đĩa đệm như thoái hóa, tiền sử gia đình, do béo phì,… thì nguyên nhân chủ yếu nhất chính là do những chấn thương đột ngột. Vì thế, để phòng trừ bệnh lý thoát vị đĩa đệm, bạn cần điều chỉnh các thói quen vận động sai cách và hạn chế làm việc nặng nhọc, quá sức. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần phải xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp, lưu ý bổ sung thêm canxi cho xương khớp.

Để không mắc phải căn bệnh nguy hiểm này thì mọi người cần lưu ý đến những vấn đề sau:
Đối với những người phải làm việc quá lâu ở một tư thế (ngồi, đứng, cúi) thì cứ sau 1 giờ cần thay đổi tư thế 1 lần. Khi thấy đau thì hãy nghỉ ngơi xoa bóp một chút vùng bị đau rồi hãy làm tiếp, không nên gắng sức dễ khiến đĩa đệm bị lệch ra ngoài.

Lựa chọn những công việc vừa với sức mình để làm: Mang vác vật nặng quá sức là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm hay gặp. Do đó khi phải mang vác vật nặng có thể nhờ người khác khiêng cùng hoặc dùng máy móc, thiết bị  trợ giúp.
Không thay đổi tư thế hoặc sử dụng lực một cách đột ngột.
Khi làm bất cứ công việc gì cố gắng giữ cho cột sống lưng luôn trong tư thế thẳng nhất có thể.
Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý để đĩa đệm được phục hồi và làm bền sức mạnh cho đĩa đệm.
Có thể thấy bệnh thoát vị nếu không được điều trị tích cực sẽ gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Do vậy khi mắc phải căn bệnh về xương khớp này người bệnh cần kiên trì chữa bệnh thoát vị đĩa đệm và tái khám thường xuyên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh tuy nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng những hành động hết sức đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cẩm nang bệnh sỏi mật

6 Kiểu viêm âm đạo thường gặp

Cẩm nang bệnh viêm loét dạ dày tá tràng